Cấu tạo của hệ thống chống sét
Kim thu sét
Dây Dẫn Sét
Hệ thống tiếp địa
TTT Việt Nam
Thi công chống sét
1
Xác định vị vị trí thi công bãi tiếp địa
2
Kéo dây dẫn sét từ bãi tiếp địa lên vị trí lắp kim thu sét
3
Gia công cột đỡ kim thu sét
4
Cách điện giữa kim thu sét và cột đỡ kim thu sét
5
Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở
6
Kết nối
7
Đo lần cuối điện trở của đất
Những lưu ý khi thi công chống sét:
Nắm rõ kết cấu công trình nhà ở cần chống sét
Cần xác định được công trình thi công chống sét có cấu tạo như thế nào, phạm vi cần bảo vệ rộng ra sao… để đưa ra được công nghệ và công cụ chống sét hiệu quả nhất.
Lựa chọn kim thu sét
Kim thu sét là vật vô cùng quan trọng và thường được sử dụng trong thời gian dài. Do đó cần lựa chọn kim thu sét có chất liệu tốt, được làm từ kim loại và có độ dài từ 0,5-1,5m. Tùy vào phạm vi cần bảo vệ mà lắp số lượng từ 1-5 kim thu sét.
Dây dẫn thoát sét
Nên sử dụng dây dẫn thoát sét có chất liệu làm từ đồng, hình tròn để dẫn điện hiệu quả nhất. Quá trình thi công chống sét, dây dẫn thoát sét nên được đặt thẳng nhất, hạn chế tối đa mối nối trên dây dẫn thoát sét để đảm bảo hiệu quả thoát sét tốt nhất.
Vị trí cọc tiếp địa
Vị trí cọc tiếp địa nên chọn nơi cách xa sàn nhà ít nhất 2m. Nơi được chọn làm địa điểm chôn dây tiếp địa phải đào rãnh sâu ít nhất 0,5m.
Kiểm định chống sét
Đây là bước vô cùng quan trọng đối với thi công chống sét. Nó đảm bảo rằng hệ thống chống sét đã được lắp đặt đúng kỹ thuật và có hiệu quả, đem đến sự an tâm cho người sử dụng. Bên cạnh đó, do được sử dụng trong thời gian dài, lại hứng chịu nắng mưa nên hệ thống chống sét sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Vì vậy cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ
Hơn nữa, trải qua thời gian nắng, mưa, hệ thống chống sét sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Do đó, cần kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để đảm hệ thống chống sét phát huy tác dụng khi cần thiết.